Phong tục cưới hỏi của người miền Bắc các nàng dâu cần biết cho đám cưới ngày nay
Đám cưới không chỉ được xem là ngày lễ quan trọng nhất của cả một đời người mà còn thể hiện sự kết giao thân thiết giữa hai bên họ hàng. Vì thế, thủ tục đám cưới truyền thống luôn được đề cao thể hiện sự thành kính trước tổ tiên và tấm lòng sắt son của đôi trẻ được duy trì từ bao đời nay.
Tại Việt Nam, từng vùng miền sẽ có những phong tục cưới hỏi, thủ tục đám cưới khác nhau. Trên thực tế, theo thời gian, sự tiến bộ xã hội và phát triển của kinh tế cũng kéo theo sự thay đổi của các thủ tục cưới hỏi. Hãy cùng Nhà 7799 tìm hiểu về nghi thức phong tục cưới hỏi của người Hà Thành nhé.
Từ xưa, thủ tục cưới hỏi ở Hà Nội đã có quy định nghiêm ngặt hơn so với các vùng miền khác do tính cẩn thận, chu đáo và nét truyền thống mang đậm bản sắc của mảnh đất Tràng An. Dù trải qua thời gian nghi thức đó cũng đã thay đổi theo tiến bộ của xã hội nhưng vẫn giữ được 3 lễ chính:
1. Phong tục cưới hỏi - Lễ dạm ngõ (Lễ chạm ngõ)
Xem thêm: Album LỄ ĂN HỎI Chí Thiện & Thu Trang - Nhà trong ngõ chật chội tại Hà Nội
Ý nghĩa: Là buổi gặp mặt nói chuyện chính thức của 2 gia đình để bàn về công việc cưới hỏi của cô dâu và chú rể
Thành phần tham dự: Họ hàng 2 bên, bố mẹ cô dâu chú rể và chính cô dâu chú rể
Lễ vật: Tráp dạm ngõ. Tuỳ theo nhu cầu và khả năng kinh tế mà lễ vật trong tráp dạm ngõ có thể thay đổi nhưng phải đảm bảo có những thứ sau:
- 1 nhành cau gồm 9-11 quả
- 1 bao thuốc lá
- 1 chai rượu
- 1 loại hoa quả
- 5 chiếc bánh cốm
- 5 chiếc bánh xu xê
- 1 hộp 500gr hạt sen Hàng Điếu
- 1 hộp chè Thái Nguyên
Các công việc cần tiến hành:
-
Thống nhất các hạng mục sau: về số lượng tráp với suất chia, thời gian tổ chức lễ, thành phần tham dự, số lượng khách đến lễ ăn hỏi/lễ cưới...
-
Bàn về thủ tục tiến hành hôn lễ, thống nhất các thủ tục đám cưới để tránh sự nhầm lẫn giữa 2 gia đình
-
Bàn về các vấn đề khác: có ở lại ăn cỗ không, tiệc cưới tổ chức như thế nào, in ấn thiệp cưới...
-
Thống nhất cung đường đi từ nhà trai đến nhà gái và ngược lại
Lưu ý: Vai vế giữa 2 gia đình. Ví dụ như nhà trai đến nhà gái có ông/ bà của chú rể thì bên nhà gái cũng cần phải có ông/bà của cô dâu. Đối với những bậc tiền bối thì vai vế rất quan trọng, không thể đưa 1 người bằng tuổi con của các cụ để nói chuyện với họ vì như vậy là không tương xứng về tuổi tác, nhà trai sẽ cảm thấy không được tôn trọng. Chính vì thế vấn đề này cần phải được cân nhắc nhiều nhất. Trong trường hợp nhà cô dâu có ông hoặc bà bị khuyết mà bên nhà trai vẫn còn thì người đại diện nhà gái phải đứng lên trình bày và xin phép với họ nhà trai về vấn đề này. Lưu ý tiếp theo cần chú ý về trang trí nhà cửa, nhà gái cần chuẩn bị nhà cửa sạch sẽ để tiếp đón nhà trai thật chu đáo.
Phong tục cưới hỏi - Lễ ăn hỏi
Xem thêm: Album LỄ ĂN HỎI Hải Đăng & Thùy Trang
Ý nghĩa: Là thủ tục đám cưới truyền thống của người Việt Nam, để nhà trai mang lễ vật thể hiện thành ý để đón cô dâu về làm dâu con
Các công việc cần chuẩn bị đối với nhà gái:
-
Chuẩn bị ban thờ gia tiên: bàn thờ phải được chuẩn bị tươm tất gồm: bánh kẹo, lễ mặn, hoa, mâm ngũ quả)
-
Trang trí nhà cửa sẵn sàng tiếp đón họ nhà trai: phông, cổng, bàn ghế cho khách ngồi
-
Sắp xếp người chuẩn bị trà nước bánh kẹo tiếp đón khách
-
Sắp xếp người đại diện phát biểu: nên là 1 bác/ông có khả năng nói năng lưu loát, rõ ràng; người đón tiếp nhà trai, mời khách ngồi, pha trà rót nước
-
Sắp xếp người hướng dẫn đỗ xe cho nhà trai
-
Sắp xếp người chuẩn bị lại quả: nên chọn 1 bác gái tầm trung tuổi, ở nhà có đủ vợ đủ chồng, con cái có cả nam cả nữ. Như vậy là gia đình hạnh phúc thuận hòa, cha mẹ con cái đầy đủ. Ngoài ra cũng nên chọn người nhanh nhẹn hoạt bát, xởi lởi tính tình phóng khoáng.
Đối với nhà trai:
Chuẩn bị lễ vật: tráp ăn hỏi (số lượng lễ vật phải là số lẻ 3-5-7-9-11… tùy theo nhu cầu và phong tục từng nơi)
- 3 tráp bắt buộc phải có: tráp trầu cau, tráp rượu thuốc, tráp hoa quả
- 4 tráp có thể thay thế: bánh cốm, bánh xu xê, chè, hạt sen
- Số lượng suất chia phụ thuộc theo sự thống nhất của 2 nhà: 65-100
- Chuẩn bị người bê tráp
- Chuẩn bị xe đưa tráp đến nhà gái
- Sắp xếp người đi ăn hỏi
Quan niệm:
- Các lễ vật phải được xé bằng tay không dùng dao kéo
- Chọn người lại quả
- Thủ tục truyền thống gồm 3 lễ đen
- Đi đến nơi về đến chốn
- Đi đường thẳng không đi đường vòng (đi đường to và thẳng nhất)
Thành phần tham dự: họ hàng, bố mẹ cô dâu chú rể, cô dâu chú rể; người bê tráp, người phát biểu
Các công việc cần tiến hành: sau khi trao tráp xong, đại diện nhà trai có đôi lời tỏ ý muốn cô dâu về làm dâu con, đại diện nhà gái đáp lời. Sau đó chú rể lên đón cô dâu rồi lên phòng làm lễ ra tiên. Xong xuôi xuống ra mắt họ hàng 2 bên, chụp ảnh lưu niệm
Phong tục cưới hỏi - Lễ cưới
Xem thêm Album LỄ CƯỚI Nam Phong & Cẩm Tú tại nhà riêng
Sau lễ ăn hỏi, lễ cưới sẽ được tổ chức vào ngày lành tháng tốt mà gia đình cô dâu chú rể đã lựa chọn. Lễ cưới chính là nghi lễ quan trọng nhất trong phong tục cưới hỏi của người miền Bắc và nhà trai sẽ chính thức rước cô dâu về nhà. Tuỳ vào quan niệm mỗi gia đình mà phong tục ngày cưới sẽ có sự khác biệt, tuy nhiên về cơ bản thì sẽ có những nghi lễ sau:
- Lễ rước dâu (dẫn dâu, xin dâu): Giờ đi đón dâu thì phải tuân thủ "đi hơn về kém" tức là khi bắt đầu đi phải đi giờ hơn, lúc bắt đầu bước chân từ nhà gái về phải là giờ kém. Đoàn rước dâu của nhà trai đi thành một đoàn, có người đại diện họ nhà trai đi trước, cùng với người mang lễ vật. Đại diện nhà trai sẽ phát biểu và trao lễ vật sau đó xin phép cho chú rể vào phòng đón cô dâu ra khỏi phòng. Trước tiên là 2 người ra thắp hương tổ tiên sau đó ra ngồi ngoài hội trường lễ Vu Quy ở bàn đã được kê sẵn quay mặt xuống phía dưới. Cô dâu chú rể nhận quà mừng, lời chúc từ cha mẹ, họ hàng (nhà gái). Sau đó là cả đoàn rời nhà gái, để đưa dâu về nhà chồng.
Lưu ý: Mẹ chú rể không đi đón dâu mà chỉ xin dâu trước khi nhà trai đi vào
- Rước dâu vào nhà: Theo phong tục tập quán là “cha đưa mẹ đón” tức cha đưa con gái đến nhà trai và mẹ chồng sẽ đón con dâu. Khi đoàn đưa dâu về đến ngõ mẹ chồng dắt cô dâu vào nhà, làm lễ ra mắt trước bàn thờ tổ tiên bên nhà trai.
- Tiệc cưới: Sau khi làm xong thủ tục đám cưới tại nhà, chú rể sẽ dắt cô dâu ra hội trường tổ chức tiệc cưới, tại đây cô dâu chú rể sẽ cùng nhau cắt bánh, rót rượu,... và chính thức trao nhẫn cưới để gắn kết cuộc đời với nhau. Cuối cùng là phần cặp đôi đi chúc rượu cảm ơn những người thân bạn bè đã tới tham dự buổi hôn lễ.
- Lễ lại mặt: Sau lễ cưới 1 vài ngày, hai vợ chồng trẻ sẽ trở về nhà cha mẹ vợ mang theo lễ vật để tạ cha mẹ, tổ tiên, cha mẹ vợ cũng làm cơm để mời chàng rể và con gái mình. Thông thường, các cô dâu mới về nhà chồng sẽ cảm thấy buồn vì phải xa nhà, xa cha mẹ nên trong phong tục cưới truyền thống có thêm ngày lại mặt, chính là dịp để cô dâu gặp lại gia đình, để bớt đi nỗi nhớ nhung. Ngoài ra, lễ lại mặt còn là dịp để chú rể gần gũi, thân thiết hơn với gia đình, vì đây là thời điểm chính thức làm rể đầu tiên sau đám cưới, tân lang về chào bố mẹ vợ với cương vị là con rể sau khi hôn lễ kết thúc.
Hi vọng với bài tổng hợp về phong tục cưới hỏi tại Hà Nội trên đây đã cung cấp cho các nàng dâu chàng rể mới những kiến thức, kinh nghiệm để có thể chuẩn bị kĩ lưỡng và đầy đủ nhất cho ngày lễ trọng đại của mình. Hãy theo dõi trang web thường xuyên để thường xuyên cập nhật những kiến thức và xu hướng cưới hỏi mới nhất từ Nhà 7799 nhé!
Các nàng dâu có thể xem Báo giá dịch vụ và nhận ngay tư vấn chi tiết từ Nhà 7799 để có phương án trang trí tối ưu và phù hợp nhất nhé.
Xem thêm chuyên mục Phân Tích Không Gian - Trang Trí Cưới Trên Mọi Địa Hình
Tham gia cộng đồng Cưới+
- Trang Trí Tiệc Cưới Tại Almaz Convention Center Cần Những Hạng Mục Nào?
- Sheraton Hanoi Wedding Decoration - Concept trang trí tạo khối
- Gen Z Lựa Chọn Tráp Ăn Hỏi Như Thế Nào?
- Trang Trí Hoa Để Bàn Ngày Cưới Theo Phong Cách Gen Z
- Nhà Mình Nhỏ Và Cũ? Trang Trí Cưới Làm Sao
- Sáng Tạo Các Hạng Mục Đám Cưới Cùng Gen Z
- Hô Biến Cửa Hàng Kinh Doanh Thành Điểm Tiệc Cưới Trong "Tích Tắc"
- Biển Welcome: Trang Trí Tiệc Cưới Với Dấu Ấn "Gen Z"