10 nghi lễ cải tiến trong đám cưới Việt Nam hiện nay

10 nghi lễ cải tiến trong đám cưới Việt Nam hiện nay

10 nghi lễ cải tiến trong đám cưới Việt Nam hiện nay

10 nghi lễ cải tiến trong đám cưới Việt Nam hiện nay

07-09-2022 | Đăng bởi: 7799WST
Đám cưới Việt Nam ta luôn là một sự kiện trọng đại trong cuộc đời, là một cột mốc để nhìn lại quá khứ – một hành trình phá vỡ các rào cản để nên duyên – và hướng tới tương lai – một ẩn số cần nhiều nỗ lực để giữ gìn.

Để thổi cái hồn hiện đại, tinh thần năng động, cũng như khoe khéo cái “chất riêng” của các cặp đôi Gen Z vào đám cưới Việt Nam ngày nay, thay vì đi theo truyền thống bởi những nghi thức cũ xưa như bao người thì ngày nay cô dâu chú rể có thể tham khảo qua một số nghi thức mới mẻ nhưng cũng đầy ý nghĩa sau nhé! 

10 nghi lễ cải tiến trong đám cưới Việt Nam hiện nay bao gồm:

  1. Đám cưới Việt Nam với Nghi thức “góp gạo"

Công đoạn chuẩn bị cho nghi thức này rất đơn giản, chỉ cần 2 chiếc lọ đựng 2 loại gạo khác nhau và 1 chiếc bát rỗng. Cô dâu và chú rể mỗi người cầm 1 lọ và cùng nhau đổ từ từ vào chiếc bát được đặt ở giữa sao cho hai dòng hạt gạo hoà trộn đều vào nhau, từ đó tạo nên một sự đan xen duy nhất và khăng khít khó có thể tách rời. 

Đám cưới Việt Nam với nghi thức "góp gạo"
Đám cưới Việt Nam với nghi thức "góp gạo"

Hình ảnh này cũng tựa như việc chàng và nàng, từ hai người xa lạ, đến với nhau, và giờ tại đám cưới này cùng nhau tạo lập một gia đình mới. Chính vì vậy, nghi thức này tượng trưng cho sự hòa hợp, gắn kết độc nhất và bền chặt của cô dâu chú rể.

  1. Nghi thức “ươm trồng"

Đám cưới Việt Nam nghi thức ươm trồng

Tình yêu giống như một cái cây non – cần có sự chăm sóc tỉ mỉ, nâng niu từ tốn, và cả tâm huyết của người trồng nó nữa. Ở nghi thức trồng cây trong các đám cưới Việt Nam, cô dâu chú rể cùng ươm một cây non vào chậu đất, cùng xới đất và tưới nước cho cây.

Sau đó, khi tiệc cưới kết thúc, cô dâu chú rể sẽ mang “cây tình yêu" này về vun trồng và nuôi dưỡng để nó phát triển tươi tốt và lâu dài. Cây non ấy, cũng như cuộc hôn nhân của hai vợ chồng, chưa biết trước tương lai như thế nào, có gặt được quả ra sao, nhưng hy vọng cô dâu chú rể sẽ cảm nhận được sự hạnh phúc khi nhìn nó lớn lên từng ngày. 

  1. Nghi thức “thề nguyện”

Đám cưới Việt Nam - Nghi thức thề nguyện
Đám cưới Việt Nam - Nghi thức thề nguyện

Đơn giản như một lời yêu thương từ tận đáy lòng, hay tràn đầy tinh thần trách nhiệm của một lời hứa, cô dâu chú rể sẽ viết lời thề nguyện của mình dành cho đối phương ra một tờ giấy. Khi bắt đầu làm lễ, trước sự chứng kiến của quan khách và gia đình, cặp đôi sẽ đọc to lên những lời thề nguyện đó, đồng thời bày tỏ tình yêu và thể hiện mong muốn được nắm tay nhau đi đến hết cuộc đời.

  1. Nghi thức “trao tay"

Nghi thức Đám cưới Việt Nam

Dù có thể không nói ra thành lời, nhưng con gái luôn là cô công chúa bé nhỏ trong lòng cha. Vì vậy nên “nghi thức trao tay” này là một hình thức để thể hiện sự tin tưởng và gửi gắm – một hành động đầy ý nghĩa mà người cha làm để chúc phúc cho hai con của mình. Người cha sẽ dắt cô dâu đi lên lễ đường, trao tay cho chú rể cùng những lời dặn dò, chúc phúc cho con rể cũng như con gái của mình. Có được sự ủng hộ của cha mẹ trong chặng đường tình yêu và hôn nhân sau này của mình hẳn là một điều vô cùng cảm động và đem lại nhiều động lực cho cô dâu chú rể phải không?

  1. Bạn bè đọc lời chúc phúc

Bạn bè đọc lời chúc  phúc

Ở Việt Nam, thường chỉ có gia đình hai bên phát biểu trong đám cưới để cảm ơn quan khách và họ hàng đã đến tham dự tiệc cưới. Tuy nhiên, nhân một ngày vui lớn, ắt hẳn những người bạn thân thiết của hai bạn cũng có nhiều điều muốn chia sẻ. 

Là những người đã chứng kiến hành trình tình yêu của cô dâu chú rể từ những bước đi đầu tiên, họ chính là những người hiểu rõ hai bạn nhất, nên nếu thời lượng lễ cưới cho phép thì hãy dành một chút thời gian để những người bạn góp vui với những kỷ niệm đáng nhớ hay những cảm xúc chân thành nhất nhé.

  1. Cô dâu chú rể biểu diễn tại đám cưới Việt Nam

Biểu diễn tại đám cưới Việt Nam

Đám cưới chính là sân khấu tuyệt vời nhất dành cho bạn đấy – những cô dâu chú rể đam mê ca hát và nhảy múa ạ! Nếu e ngại sự căng thẳng sẽ ảnh hưởng đến phần trình diễn, các bạn có thể thu âm trước bài hát của mình và hát đè lên trong lúc biểu diễn. Còn nếu không tự tin với khả năng ca hát của mình, mà lại có đám bạn thân sẵn sàng quẩy hết mình thì tại sao các dâu rể không chuẩn bị một màn flashmob khuấy động không khí nhỉ? 

Hãy để bản nhạc ý nghĩa nhất trong chuyện tình của hai bạn được vang lên theo một cách thật đặc biệt nhé!

  1. First Dance - Điệu nhảy ngày cưới

Đồng điệu và lãng mạn chính là thông điệp của “điệu nhảy đầu tiên" (first dance). Điệu nhảy này có thể kết hợp với điệu nhảy giữa cha và con gái, sau đó người cha sẽ trao cô dâu cho chú rể để thực hiện điệu nhảy đầu tiên. Cô dâu và chú rể cùng nhau nhảy bài khiêu vũ đầu tiên với tư cách là vợ chồng. Trong một đám cưới Việt Nam nhộn nhịp với nhiều lễ nghi phải thực hiện, thì đây là giây phút cô dâu chú rể chỉ cần đắm chìm trong điệu nhạc, tập trung nhìn vào mắt người bạn đời của mình, và tận hưởng giây phút lãng mạn đầu tiên trong hành trình tình yêu ngọt ngào sắp tới của hai vợ chồng mà thôi.

  1. Wedding Game - Các trò chơi tại đám cưới Việt Nam

Wedding Game - Các trò chơi tại đám cưới Việt nam

Nếu như trò chơi ngắn là một hoạt động thường thấy trong các đám cưới phương Tây, thì tại các đám cưới Việt Nam, các cặp đôi cũng đang dần bắt kịp xu hướng này. Sau khi thực hiện xong các tục lệ cưới hỏi cần thiết, các cô dâu chú rể có thể cùng bạn bè của mình tham gia vào các trò chơi vui nhộn, tạo điểm nhấn khó quên cho hôn lễ của mình. 

Tiêu chí thiết kế trò chơi trong đám cưới Việt Nam là luật chơi đơn giản, không cần đạo cụ phức tạp, ai cũng có thể tham gia. Một số trò chơi mà 7799WST có thể gợi ý cho bạn là: bịt mắt tìm cô dâu, nhanh chân chiếm ghế, tâm đầu ý hợp,... Đây là các trò chơi hướng đến bạn bè, lớp con cháu trẻ trung, ngoài ra bạn còn có thể chuẩn bị luôn các game phù hợp với người lớn tuổi như đối chữ hay thư pháp nhé. Nhưng trước khi triển khai mục wedding game “nhộn nhịp" đó thì các dâu rể nhớ hỏi ý kiến phụ huynh trước nhé. 

  1. Door Game - Vượt cửa ải đầu tiên khi chú rể đến đón dâu

Rước được con gái người ta về đâu có dễ dàng phải không? Đối với nghi lễ hiện đại, trong ngày rước dâu, nàng sẽ chờ ở trong phòng mình, còn chàng thì phải đứng ngoài đối mặt với nhiều thử thách được đề ra bởi những người thân thiết của cô dâu. 

Để có thể mở được cánh cửa tòa lâu đài và rước công chúa về dinh, chàng rể sẽ phải trải qua “cửa ải" khác nhau ở ngay phía trước cửa phòng như hỏi đố, lì xì, phá nilon, hay chống đẩy để chứng tỏ sự thấu hiểu của mình về người vợ tương lai, cũng như sự hào phóng, sự khéo léo, dẻo dai và sức mạnh đàn ông của mình. Không biết chàng rể Rhymastic của Nhà 7799 đã giành được công chúa Mýt Mýt Thanh Huyền như thế nào nhỉ? Phải chăng là nhờ máu hài hước của mình?

Xem thêm: Lễ ăn hỏi "Rhymastic" Đức Thiện - "Mít" Thanh Huyền

  1. Sáng tạo ra nét riêng trong đám cưới Việt Nam

Mỗi một nền văn hóa đều được hình thành từ hoạt động của từng cá nhân, tập thể trong xã hội. Vậy nên, nếu cảm thấy những nghi lễ cải tiến trên chưa đủ để thể hiện cá tính của bạn, thì đừng ngại ngần gì mà hãy thử sáng tạo ra nét độc đáo mà chỉ riêng đám cưới của bạn mới có! Chúc hôn lễ của các cô dâu chú rể sẽ diễn ra thật suôn sẻ, đặc biệt và ý nghĩa nhé.

Các nàng dâu có thể xem Báo giá dịch vụ và nhận ngay tư vấn chi tiết từ Nhà 7799 để có phương án trang trí tối ưu và phù hợp nhất nhé.

Xem thêm chuyên mục Phân Tích Không Gian - Trang Trí Cưới Trên Mọi Địa Hình

Tham gia cộng đồng Cưới+

Thong ke
Gọi: 038 511 7799 (Tư vấn viên) Tư vấn qua Messenger Trò chuyện qua Zalo